Viêm vùng chậu và những điều cần biết
Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ. Đây là một hội chứng lâm sàng gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng của tử cung, tai vòi, buồng trứng, phúc mạc chậu và các cơ quan lân cận.
Phần lớn các trường hợp viêm vùng chậu là do sự phát tán một tình trạng nhiễm trùng trước đó ở âm đạo, cổ tử cung.
Nguyên nhân bệnh viêm vùng chậu là
Các yếu tố nguy cơ gây nên viêm vùng chậu bao gồm: phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, có quan hệ sớm và quan hệ với nhiều bạn tình, đã có tiền căn viêm cổ tử cung nhầy mủ hỗ trợ điều trị không triệt để, tái phát nhiều lần. Ngoài ra các thủ thuật nạo hút thai, các thủ thuật trên âm đạo, cổ tử cung, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Đa số trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh là những loại vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp nguyên nhân gây bệnh có thể do các loại vi khuẩn khác có mặt trong âm đạo như gardnerella vaginalis, haemophilus influenzae, mycoplasma hominis, ureaplasma urealyticum Group A streptococci, Peumococci và các loại trực trùng trong đường ruột.
Các dấu hiệu nhận biết
Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và khả năng đề kháng của cơ thể mà các dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng trong viêm vùng chậu rất đa dạng từ người này sang người khác. Triệu chứng ban đầu chỉ là một cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, trường hợp này ta xếp vào nhóm mức độ nhẹ. Trường hợp nặng, người bệnh than đau vùng bụng dưới, đau từng cơn hay đau âm ỉ, huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn và nặng mùi kèm thay đổi màu sắc huyết trắng, màu xanh hay màu vàng. Dấu hiệu sốt trên 38oC, ớn lạnh toàn thân, người mệt. Khi quan hệ, cảm giác đau nhiều, đau nhiều hơn khi ấn vào hạ vị.
Việc xác định viêm vùng chậu dựa vào các triệu chứng sau: đau vùng bụng dưới, đau khi lắc cổ tử cung lúc thăm khám âm đạo và đau khi khám 2 phần phụ (gồm vòi trứng, buồng trứng, hai bên phải và trái). Ngoài ra, xét nghiệm máu, bạch cầu tăng trên 10.000 mm
Diễn tiến của bệnh
Trong những trường hợp viêm vùng chậu không được hỗ trợ điều trị hoặc hỗ trợ điều trị không đúng mức có thể gây áp-xe vùng chậu, thường là khối áp-xe ở tai vòi buồng trứng, nhưng một số ít trường hợp khác có thể là khối áp-xe ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Khối áp-xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
Một số trường hợp viêm vùng chậu để lại di chứng đau vùng chậu mạn tính dai dẳng nguyên do vi khuẩn neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis đều có phân tử có khả năng kết dính với các receptors của tế bào biểu mô đường sinh dục, đồng thời chúng tiết nội độc tố làm tổn thương hàng loạt lông chuyển của nội mạc vòi trứng gây ra xơ dính làm ảnh hưởng sự thụ thai của người bệnh đưa đến vô sinh và dễ biến chứng bị thai ngoài tử cung về sau.
Điều trị viêm vùng chậu
Việc hỗ trợ điều trị viêm vùng chậu chủ yếu là hỗ trợ điều trị nội khoa với kháng sinh phổ rộng thích hợp, cần thiết hỗ trợ điều trị sớm và liên tục có cơ may tránh được di chứng về sau của viêm vùng chậu. Tất cả các phác đồ hỗ trợ điều trị phải hiệu quả đối với cả neisseria gonorrheae lẫn chlamydia trachomatis. Đối với các thể bệnh nhẹ, có thể hỗ trợ điều trị tại nhà.
Tuy nhiên với các thể bệnh nặng cần phải nhập viện hỗ trợ điều trị. Tiêu chuẩn hỗ trợ điều trị nội trú tại bệnh viện bao gồm các tình huống sau: người bệnh trẻ dưới 18 tuổi, khi xác định viêm vùng chậu mà chưa loại trừ các bệnh lý ngoại khoa khác như bệnh viêm ruột thừa; người bệnh đang mang thai; người bệnh hỗ trợ điều trị ngoại trú không đạt kết quả, có kèm sốt cao 39 độ C hoặc xét nghiệm máu bạch cầu tăng 15.000m3 và thăm khám bụng và âm đạo có khối áp-xe phần phụ.
Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra vô sinh
Viêm vùng chậu có thể gây vô sinh
Thuốc hỗ trợ điều trị nội trú, việc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao cần theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp giảm đau, hạ sốt, bù nước điện giải và nâng sức đề kháng cơ thể.
Trường hợp có biến chứng áp-xe vòi trứng và dùng thuốc kháng sinh không đáp ứng phải phẫu thuật cắt bỏ khối áp-xe và dẫn lưu ổ bụng.
Cách phòng bệnh
Phần lớn các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung và viêm vùng chậu nói riêng lây lan qua đường tình dục tùy thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, kinh tế, xã hội.
Vì vậy, để dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cần thiết lưu ý đến một số các biện pháp sau:
Quan hệ một vợ một chồng là cách tốt nhất để tránh các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục dẫn đến viêm vùng chậu
Tuyên truyền giáo dục và thông tin y tế, nhất là đối tượng thanh thiếu niên về những nguy hiểm của các bệnh lý lây qua đường tình dục.
Đề cao nền tảng gia đình, tuyên truyền đời sống một vợ một chồng. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
Đối với các quan hệ nghi ngờ, phải biết cách phòng bệnh cho mình và cho người tiếp xúc. Sử dụng bao cao su là phương pháp hữu hiệu nhất.
Phụ nữ khi sử dụng, thuốc rửa phụ khoa phải đúng cách, theo sự chỉ dẫn trên mỗi chai thuốc rửa, lưu ý không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ rửa vùng âm hộ mà thôi, việc thụt rửa vào trong âm đạo sẽ làm xáo trộn môi trường âm đạo tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển gây nhiễm khuẩn âm đạo. Khi có huyết trắng bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị đúng cách, không nên tự ý đặt thuốc âm đạo.
Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy nhấp chuột chọn [ CHUYÊN GIA TƯ VẤN ] để được giải đáp hoặc gọi theo số đường dây nóng 024.2020.2020 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp.
Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của bệnh nhân, Phòng khám Y Tế Quốc Tế Hà Nội làm việc vào tất cả các ngày trong tuần từ 8h-20h30 cả các ngày nghỉ và lễ. Với cơ sở vật chất hiện đại, Bác sỹ chuyên khoa đầu ngành Phòng khám đã trở thành điểm đến cho hàng nghìn bệnh nhân khu vực Hà Nội.
Sau khi tư vấn trên hệ thống, bạn có thể đặt hẹn trực tuyến với các chuyên gia tư vấn để được: Miễn phí đăng ký khám, ưu tiên khám trước, hưởng ưu đãi mọi mặt
Địa Chỉ Khám Bệnh: Phòng khám Y tế quốc tế - Tầng 2 - 152 Xã Đàn-Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội